Bỏ dở khi đang học năm cuối ngành kinh tế, Đình Thắng thi lại và đoạt danh hiệu thủ khoa đầu vào và đầu ra Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Trong Lễ vinh danh thủ khoa các trường đại học, bằng đại học chính quy tại Hà Nội được tổ chức cuối tháng 11, Nguyễn Đình Thắng, quê Yên Thành, Nghệ An, là một trong những người lớn tuổi nhất. Thắng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khi đã 28 tuổi.
Khi còn là học sinh THPT, Thắng chưa biết rõ sở trường cũng như định hướng nghề nghiệp của mình. Được bạn bè rủ rê, cậu nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế đầu tư của Đại học Kinh tế Quốc dân và trúng tuyển nguyện vọng 1 với 24 điểm.
Tuy nhiên, khi vào học, Thắng cảm thấy mọi thứ không giống tượng tượng. Càng học, anh càng cảm thấy kinh tế không phải là ngành phù hợp với bản thân – một người vốn không nhạy bén với sự biến động của thị trường. Lần đầu tiên, Thắng suy nghĩ nghiêm túc về việc có nên bước tiếp con đường này hay không.
Sau nhiều cuộc nói chuyện với gia đình, Thắng chọn phương án ít được ủng hộ nhất: bỏ học và tự ôn thi lại. Khi đó, anh 22 tuổi.
Vì tốt nghiệp cấp ba đã lâu, tài liệu ôn thi của Thắng chỉ còn vỏn vẹn ít sách cũ và một số tài liệu xin lại từ người họ hàng. Không đến lớp học thêm, anh tự học hoàn toàn. Trong ba môn khối A, Thắng tự tin với Hoá nhất nên đầu tư thời gian vào hai môn còn lại. Xác định “không thể lấy điểm 10”, anh áp dụng chiến lược làm đến đâu chắc đến đó, đặt mục tiêu vượt qua 24 điểm của lần thi đầu tiên. Sau hơn nửa năm ôn tập, với lợi thế tinh thần vững vàng và đã có kinh nghiệm thi đại học, Thắng làm bài tốt hơn mong đợi, đạt 26,5 điểm trong sự bất ngờ của bố mẹ và người thân.
Lần này, sau khi đã cân nhắc thận trọng và biết sở thích bản thân, Thắng chọn khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nhận thông báo trúng tuyển cùng danh hiệu thủ khoa đầu vào của trường, anh vừa vui vừa áp lực.
“Già” hơn bạn cùng lớp 5 tuổi, chàng trai sinh năm 1993 thường bị giảng viên hỏi lý do học chậm. Mỗi lần đi thi, giám thị cũng thường kiểm tra thêm giấy tờ tùy thân của Thắng để đối chiếu với thẻ sinh viên. Ban đầu, Thắng khá ngại ngùng vì không muốn câu chuyện thi lại của mình bị nhắc quá nhiều, sau đó anh quen dần và cảm thấy thoải mái hơn. Thành tích học tập tốt, lại là đàn anh, Thắng được giảng viên và bạn cùng lớp bầu làm lớp phó học tập.
Chưa từng hối hận về quyết định thi lại, nhưng Thắng luôn cảm thấy lo lắng. Bạn bè bằng tuổi anh đều đã đi làm, có thu nhập và công việc ổn định. Trong khi đó, anh chưa tốt nghiệp đại học, thỉnh thoảng vẫn cần gia đình hỗ trợ tài chính. “Là con trai, mình áp lực khủng khiếp và càng thương bố mẹ. Mình cố gắng rút ngắn khoảng cách với bạn bè bằng việc học thật tốt và tìm kiếm cơ hội đi làm sớm”, anh nói.
Thắng đánh giá, ưu thế của việc “già” hơn bạn cùng khóa là anh xác định mục tiêu của mình rõ ràng, đồng thời biết cách học hơn trước. Trên lớp, Thắng thường ngồi bàn đầu để nghe giảng tốt hơn, ghi lại những phần giảng viên nhấn mạnh. Sau mỗi buổi học, anh dành 15-20 phút đọc lại kiến thức. Đến mỗi kỳ thi, anh sẽ học trên thư viện vào ban ngày, tối ôn đến 1-2h sáng. Anh học mỗi môn trong ba ngày, hết một vòng sẽ đảo lại để đảm bảo không “nhớ trước quên sau”.
Trong ngày hội tuyển dụng, được trường tổ chức khi Thắng bước vào năm ba đại học, anh tình cờ biết đến một công ty công nghệ và quan tâm tới vị trí lập trình viên. Được nhận vào với tư cách thực tập sinh, Thắng tận dụng cơ hội để học hỏi. Tuy nhiên, một lần nữa anh hoang mang khi cảm thấy kiến thức ở trường và yêu cầu công việc đang không khớp với nhau. “Lúc đấy mình lo lắm, không biết mình có chọn đúng hay không. Mình không còn cơ hội làm lại như lần trước nữa”, anh nói.
Thắng phân vân giữa việc tập trung vào việc học hay là duy trì vừa học vừa làm. Sau một thời gian suy nghĩ và nghe nhiều lời khuyên, anh thấy nền tảng kiến thức vẫn quan trọng, cần được củng cố. Quan điểm này của Thắng được cấp trên tại công ty ủng hộ, tạo điều kiện để anh có thời gian học và ôn thi. Đến đầu năm 2021, khi chưa tốt nghiệp đại học nhưng các học phần cơ bản đã hoàn tất, anh được ký hợp đồng chính thức.
Không lâu sau khi có việc làm, Thắng được thông báo mình là thủ khoa đầu ra khóa 2016-2021 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với điểm số 3,78/4. “Sáu năm trước, nếu ai đó bảo mình sẽ trở thành thủ khoa kép đại học, chắc chắn mình sẽ cho là điều không tưởng”, Thắng nói.
Cô Nguyễn Thu Hương, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, đã quá quen với cậu sinh viên Đình Thắng trong mỗi kỳ xét học bổng của trường. Cô Hương cho biết, ngoài học tập, Thắng còn tham gia làm bằng đại học , gây quỹ cho chương trình “Mùa hè xanh” và các hoạt động khác. Cô đánh giá, Công nghệ Thông tin là khoa có chương trình đào tạo rất khắt khe. Dù mỗi năm tuyển 600-700 sinh viên, không nhiều bạn có thể tốt nghiệp với mức điểm giỏi 3,2/4. “Thành tích học tập của Thắng cao vượt trội so với mặt bằng chung, điều đó cho thấy ngoài năng lực, sinh viên này rất chăm chỉ và nghiêm túc với việc học”, cô Hương nói.
Hiện, chàng trai Nghệ An là lập trình viên của một tập đoàn viễn thông lớn, phụ trách vận hành một trong những dụng tài chính phổ biến nhất tại Việt Nam. Trước mắt, anh muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc, sau đó có thể cân nhắc về kế hoạch học thạc sĩ.
Mỗi khi được hỏi về lý do xuất phát muộn hơn bạn bè bằng tuổi, Thắng không còn ngại chia sẻ về hành trình học hai trường đại học trong gần 8 năm. “Tốt hay xấu thì cũng là những điều mình đã trải qua. Mình đã đi một con đường rất dài, mà mỗi bài học ở đó đều góp phần tạo nên mình của hôm nay”, Thắng nói.