Trí nhớ hay còn gọi là ký ức là một khả năng của các sinh vật sinh sống có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.
Trí nhớ là gì?
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo. Vậy quy luật của sự quên và cách rèn luyện trí nhớ tại nhà như thế nào?
Một nhà sinh lý học người Nga I.M.Sechenov đã nói rằng: “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”
Thực tế, trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo.
Trí nhớ phản ánh những đặc điểm đã từng tác động vào giác quan của cá nhân. Chúng phản ánh vốn kinh nghiệm sống mang tính chủ thể, đồng thời cải biến do chi phối bởi nhu cầu, động cơ, hứng thú… của chủ thể. Trí nhớ là quá trình phức tạp gồm quá trình ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.
Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có được đời sống tâm lý bình thường, ổn định và lành mạnh. Đây là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý cấp cao, tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vào đời sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nếu không có quá trình trí nhớ, con người không thể có quá khứ, không biết được mình là ai và không thể định hướng được không gian, thời gian.
Đối với nhận thức, trí nhớ lưu giữ lại kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển được trí tuệ của mình.
Phân loại chung trí nhớ
- Theo thời gian tồn tại của trí nhớ: trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ tức thời như là nhớ số điên thoại hay dãy số ngẫu nhiên
- Nhớ nguyên phát và nhớ thứ phát. Trí nhớ nguyên phát là nhớ sự vật sư việc ngay lúc xảy ra. Trí nhớ thứ phát là Hồi tưởng lại sự vật sự việc hay còn gọi là ký ức, trải nghiệm hay sang chấn tâm lý
- Nhớ dương tính và nhớ âm tính
- Theo cách hình thành trí nhớ: Trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc và trí nhớ ngôn ngữ – logic. Trí nhớ hình tượng là trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, tùy theo loại thông tin mà sử dụng giác quan nào hiệu quả hơn, thông thường sử dụng nhiều giác quan sẽ giúp ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.
- Trí nhớ vận động là hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể đá bóng, đánh đàn, nhờ đó có được các kĩ năng kĩ xảo. Trí nhớ cảm xúc hình thành khi cơ thể tiếp nhận các kích thích gây ra cảm xúc vui, buồn các trí nhớ cảm xúc thường tồn tại lâu. Trí nhớ ngôn ngữ – logic thì hình thành khi tiếp nhận các kích thích như kiến thức, suy luận, bài toán giúp ta ghi nhớ cách thức hoặc nội dung của thông tin, đây là loại trí nhớ chỉ có ở người và được truyền đạt qua các thế hệ.
Xem thêm : Làm Bằng Cấp 3 Có Học Bạ Giá Bao Nhiêu ?
-
Trí nhớ siêu phàm
Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập những phương pháp này. Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc).
Nhớ số dãy số ngẫu nhiên: Dựa trên những nguyên tắc, để nhớ một dãy số tự nhiên ta cần tạo ra một bộ mã dành cho số (mỗi người có thể có bộ mã khác nhau). Sau khi mã hóa những số trong dãy số cần nhớ sang những hình ảnh quen thuộc, bạn cần nghĩ ra một câu chuyện có bối cảnh ở một vị trí mà bạn đã từng đến (như nhà bạn chẳng hạn).
Ví dụ: để nhớ ngày tháng năm sinh của Albert Einstein là 14 – 3 – 1879, ta dùng bộ mã số sang chữ sau đây:
0 =
1 = M (vì 1 viết là “Một”)
2 =
3 = B (vì 3 viết là “Ba”)
4 = F, P, Ph (vì 4 trong tiếng Anh là “Four”)
5 =
6 =
7 = V, R (vì cầu thủ “Ronaldo” mang số “7” trong thi đấu)
8 = T, Th, Tr (vì 8 viết là “Tám”)
9 = C, Ch (vì 9 viết là “Chín”)
Các bước thực hiện:
- Từ bộ mã trên, ta chuyển 14 – 3 – 1879 (Albert Eistein)
- Thành dãy mã hóa bằng chữ: M.Ph – B – M.Tr.R.C
- Thành từ có nghĩa: Mời Phở – Ba – Mặt Trái Ronaldo Cristiano
- Thành câu chuyện sử dụng những chữ cái trên: Tôi chuẩn bị bước vào trường tôi (một nơi tôi thuộc nằm lòng) thì gặp thiên tài Albert Einstein đang đứng trước cổng. Tôi cảm thấy vinh dự và vui sướng khi mời ông ấy đi ăn một bát phở Hà Nội thơm ngon trước cổng trường. Sau khi ăn xong, cả hai cùng đi vào trường thì gặp ba tôi (cảm thấy bất ngờ vì ba tôi chưa bao giờ đến trường), hai người chào hỏi và bắt tay vui vẻ. Tôi và Albert đi vào văn phòng trường thì tôi thấy mặt trái của Ronaldo Cristiano đang trồng cây chuối (vì tên anh bị viết ngược lại thay vì Cristiano Ronaldo) và đưa phần mặt bên trái của anh về phía tôi. Mỗi khi cần nhớ đến ngày sinh của Albert Eistein thì chúng ta chỉ việc nhớ đến câu chuyện này và giải mã lại thành số ngày sinh của ông.
Quên là gì?
Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết. Quên diễn ra ở nhiều mức độ:
- Quên hoàn toàn tức là không nhớ lại được, không nhận lại được những hình ảnh đã được ghi nhớ.
- Quên cục bộ tức là không nhớ lại được nhưng nhận lại được những hình ảnh đã được ghi nhớ.
- Hiện tượng sực nhớ tức là trong một thời gian dài không thể nhớ lại được nhưng trong một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại được.
Quy luật quên
- Sự quên cũng diễn ra theo quy luật nhất định: Người ta thường quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sở thích của cá nhân.
- Những vật dụng không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ quên. Bên cạnh đó, bạn cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh
- Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt truước đến quên cái đại thể, chính yếu sau. Theo đó, chúng cũng diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần. (Quy luật Enbinghau)
7 phương pháp rèn luyện trí nhớ
Trí nhớ là tài sản vô giá của mỗi người, tuy nhiên nếu bạn không có cách rèn luyện trí nhớ thì bạn sẽ dễ dàng đánh mất nó bất kỳ lúc nào. Đừng chủ quan cho rằng trí nhớ là khả năng bẩm sinh nên không cần phải trau dồi, rèn luyện mỗi ngày.
Dưới đây là những cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho mình ngay hôm nay.
Hiểu vấn đề
Trước khi bạn muốn nhớ một điều gì đó bạn phải hiểu được vấn đề đó là gì. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho bạn định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ giúp bạn nhớ tạm thời, đối phó và sẽ quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.
Sự liên tưởng
Không phải ai cũng có thể nhớ nhanh và lâu được nhiều việc khác nhau. Tuy nhiên, một cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả, đó là sự liên tưởng. Khi gặp một vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến nó. Việc liên tưởng không chỉ giúp bạn rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho sự liên tưởng sự việc của bạn trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Lặp đi lặp lại
Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách rèn luyện trí nhớ tốt nhất. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.
Xem Thêm : Các loại chứng chỉ tiếng anh
Đặt câu hỏi
Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và ghi nhớ mà bạn cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề bắt buộc bạn phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là cách giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Bạn sẽ không thể nhớ nỗi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin bạn đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.
Tích cực tham gia các hoạt động thực tế
Hoạt động thực tế không phải chỉ là hoạt động chân tay mà đó cũng là lúc bộ não của bạn đang hoạt động để điều khiển những hành động của bạn. Những thông tin bạn thấy sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Ngoài ra hoạt động thực tế còn giúp bạn giảm căng thẳng, có thời gian cho đầu óc nghĩ ngơi sau thời gian làm việc.
Ngủ ngon
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng giấc ngủ rất quan trọng đối với trí nhớ và học tập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trưa sau khi bạn học một cái gì đó mới có thể giúp bạn học nhanh hơn và ghi nhớ tốt hơn.
Không dừng lại ở đó, giấc ngủ cũng góp phần sắp xếp lại ký ức, bằng cách hình thành các kết nối mạnh mẽ hơn giữa các ký ức khác nhau. Giấc ngủ giúp não liên kết thông tin mới được tiếp thu với thông tin nhận được trước đó, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo.
Học ngôn ngữ mới
Có một số lý do tại sao học một ngôn ngữ mới là tuyệt vời cho trí nhớ của bạn.
Thứ nhất là quá trình ghi nhớ từ vựng, cụm từ và quy tắc ngữ pháp đều thực hiện ở tế bào não của bạn. Các bài tập thể dục trí não như thế này hàng ngày giúp rèn luyện trí nhớ tổng thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người học song ngữ ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn.
Thứ hai là học cách ghi nhớ mọi thứ là một kỹ năng thiết yếu mà bạn phải biết khi học bất kỳ ngôn ngữ mới nào. Khi bạn đang tích cực tìm cách để ghi nhớ, bạn chọn ra rất nhiều kỹ thuật rèn luyện trí nhớ – từ đó giúp tăng cường trí nhớ của bạn. Vậy tại sao bạn không dành vài phút mỗi ngày để học tiếng Pháp, Đức hay chọn một ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng Anh phổ biến như tiếng Nhật hoặc Hàn?
Làm nhiều công việc mang tính thử thách hơn
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người làm công việc thử thách tinh thần ít có khả năng phát triển bệnh về trí nhớ. Làm những công việc đòi hỏi phải động não thường xuyên giúp cho các tế bào thần kinh của bạn luôn hoạt động và ngăn chúng “xuống cấp” theo thời gian.
Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn thấy nhàm chán và thay đổi nghề nghiệp không phải là một lựa chọn, thì bạn có thể đề xuất nhận thêm các nhiệm vụ đưa bạn ra khỏi vùng thoải mái để khả năng ghi nhớ của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.
Giảm lượng đường
Thực phẩm có đường có thể có hương vị thơm ngon và cảm thấy bổ ích lúc đầu, nhưng chúng có thể là tác nhân tiêu cực của việc rèn luyện trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ uống có đường có liên quan đến tình trạng khối lượng não bị giảm xuống và đây là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Tránh thêm đường có thể giúp phòng tránh nguy cơ này.
Trên đây là một số cách rèn luyện trí nhớ, giúp ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Hãy dành thời gian cho việc rèn luyện trí nhớ mỗi ngày, nó không chỉ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn. Bạn không cần phải thực hành tất cả chúng. Chỉ cần một vài trong số những gợi ý này cũng giúp tạo ra sự khác biệt đáng kể cho trí nhớ của bạn.