Trong xu thế đa ngành, bốn đại học Kinh tế TP HCM, Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng và Kinh tế – Luật TP HCM lần lượt mở ngành Trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao.
Hai ngày trước, trường Đại học Ngân hàng TP HCM thông báo mở ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), bắt đầu tuyển sinh từ năm nay. Hai phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trước đó, trường Đại học Kinh tế – Luật TP HCM mở chương trình Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo năm 2020, sớm nhất trong các trường khối kinh tế. Chương trình này thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý, lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp 25,25 trong năm đầu tuyển sinh. Tới năm 2024, điểm chuẩn là 26,4.
Năm 2023, Đại học Kinh tế TP HCM bắt đầu đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo với hai chương trình Robot và Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển thông minh và Tự động hóa. Cả hai chương trình thuộc hệ kỹ sư, học trong 4 năm.
Năm ngoái, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng mở loạt ngành mới về công nghệ, trong đó có Trí tuệ nhân tạo. Ngành này có cả hệ cử nhân và kỹ sư, học bằng tiếng Anh.
TT | Đại học | Tên ngành | Năm mở ngành | Phương thức tuyển sinh 2025 | Điểm chuẩn thi tốt nghiệp 2024 | Học phí (triệu đồng) |
1 | Kinh tế – Luật TP HCM (UEL) | Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo | 2020 | – Xét tuyển thẳng – Dùng điểm thi đánh giá năng lực – Xét điểm thi tốt nghiệp |
26,4 | 27,5 (năm 2024) |
2 | Kinh tế TP HCM (UEH) | Trí tuệ nhân tạo | 2023 | Chưa công bố | – Robot và trí tuệ nhân tạo: 24,7 – Điều khiển thông minh và Tự động hóa: 23,8 |
Khoảng 39 (năm 2024) |
3 | Kinh tế Quốc dân (NEU) | Trí tuệ nhân tạo | 2024 | – Xét tuyển thẳng – Xét điểm thi tốt nghiệp – Xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực |
34,5 (Toán nhân đôi) | 18-25 (năm 2025) |
4 | Ngân hàng TP HCM (HUB) | Trí tuệ nhân tạo | 2025 | – Xét điểm thi tốt nghiệp – Dùng kết quả thi V-SAT |
– | Chưa công bố |
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó chủ tịch Hiệp hội trường đại học https://bangdaihochinhquy.com/ , cao đẳng Việt Nam, cho rằng việc đại học phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực là tất yếu để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, các trường cũng nắm bắt xu thế và nhu cầu nhân lực của các ngành công nghệ trong việc mở ngành mới.
Theo chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đưa AI thành lĩnh vực công nghệ quan trọng và Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp, ứng dụng AI mạnh, góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.
Trong khi đó, “Báo cáo Cơ hội AI cho Việt Nam – Một số khuyến nghị” của Google công bố năm 2023 cho biết cả nước chỉ có khoảng 300 chuyên gia AI. TS Đinh Ngọc Minh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo (AI), Đại học RMIT Việt Nam, đánh giá nhân lực AI tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng.
Để mở ngành Trí tuệ nhân tạo, PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TP HCM, cho biết từ 5 năm qua, trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, giáo trình.
“Trí tuệ nhân tạo không chỉ thuần túy thuộc về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mà có sự kết hợp giữa Toán, Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính và một lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Với trường thì đó là định hướng ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh doanh, tài chính, ngân hàng”, ông Trung giải thích.
Đây cũng là định hướng của Đại học Kinh tế Quốc dân khi mở loạt ngành công nghệ.
PGS.TS Hà Minh Hoàng, Trưởng khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo của NEU, cho biết sinh viên được học kiến thức và kỹ năng chuyên môn nền tảng về Trí tuệ nhân tạo, rèn khả năng lập trình; chuẩn bị, phân tích dữ liệu, huấn luyện, tối ưu kiến trúc, tinh chỉnh tham số và triển khai các mô hình trí tuệ nhân tạo. Các em cũng được trang bị các kiến thức về kinh doanh, kinh tế, quản trị, để có thể áp dụng Trí tuệ nhân tạo vào các ngành này.
Tại một hội thảo cuối tháng 12 năm ngoái, GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, cho rằng thách thức của các trường là làm thế nào đào tạo sinh viên cả năng lực Toán, Tin và chuyên ngành trong 4 năm – thời gian thông thường để đào tạo một lĩnh vực.
Theo ông, giảng viên không thể duy trì cách truyền tải truyền thống, một chiều như trước. Sinh viên cần được học thông qua dự án, thực tiễn để có cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực tế.
Vai trò của Bộ Giáo dục Mỹ trước khi bị ông Trump đòi ‘xóa sổ’
Hầu như không có quyền hạn gì với chương trình giảng dạy, mà chủ yếu tham gia tài trợ cho trường công và quản lý khoản vay sinh viên, Bộ Giáo dục Mỹ bị Tổng thống Trump đòi “xóa sổ”.
Ông Trump dự định đưa toàn bộ công tác giáo dục cho các tiểu bang tự quản lý, theo một lời hứa trong chiến dịch tranh cử. Ông đã bắt đầu xem xét cắt giảm mạnh các chương trình và nhân viên, song song chuẩn bị một sắc lệnh để đóng cửa cơ quan này.
“Tổng cộng, xã hội Mỹ đổ hơn một nghìn tỷ USD mỗi năm vào hệ thống giáo dục công, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhưng thay vì đứng đầu, chúng ta lại đứng bét bảng”, ông Trump từng phát biểu năm 2023.
Dù vậy, ông Trump thừa nhận rằng sẽ cần sự ủng hộ từ Quốc hội và các hiệp hội giáo viên để thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình,
Trên thực tế, Bộ Giáo dục Mỹ không có quyền hạn gì với chương trình giảng dạy trong các trường học, vốn do các bang tự quyết định. Trách nhiệm chính của cơ quan này là giám sát tài trợ cho trường công, quản lý khoản vay sinh viên và điều hành những chương trình hỗ trợ sinh viên có thu nhập thấp.
Cụ thể, Bộ Giáo dục Mỹ hiện tài trợ khoảng 6-13% chi phí cho các trường công khắp cả nước. Nguồn tiền này được dùng cho hai mục đích: Đạo luật I và Đạo luật Giáo dục Người khuyết tật (IDEA). Trong đó, đạo luật I hỗ trợ tiền cho cộng đồng có thu nhập thấp, còn IDEA hỗ trợ nhóm học sinh khuyết tật.
Cơ quan này còn quản lý hồ sơ vay liên bang của sinh viên – khoảng 1,6 nghìn tỷ USD, và FAFSA – Đơn xin hỗ trợ tài chính, cơ chế giúp sinh viên vay nợ để trả học phí. FSA, văn phòng hỗ trợ sinh viên của Bộ Giáo dục Mỹ, chi khoảng 120,8 tỷ USD tiền trợ cấp, học bổng và cho vay mỗi năm để giúp sinh viên và gia đình họ chi trả học phí đại học hoặc trường nghề.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Mỹ cũng chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu đại học và theo dõi thành tích của học sinh.
Becky Pringle, chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ, đã cảnh báo hôm 4/2 rằng sắc lệnh sắp tới của ông Trump nếu có, sẽ gây tổn hại đến các học sinh và gia đình, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương.
Đảng Cộng hòa từ trước đến nay vẫn phản đối việc tập trung hóa chính sách giáo dục, ủng hộ việc từng tiểu bang và địa phương nắm quyền quyết định. Họ cũng cho rằng việc quản lý khoản vay nên do Bộ Tài chính phụ trách.
Được Quốc hội thành lập năm 1979, Bộ Giáo dục Mỹ có hơn 4.000 nhân viên, ngân sách hàng năm là 79 tỷ USD. Các chương trình của Bộ hỗ trợ hơn 50 triệu học sinh, tại khoảng 98.000 trường công lập và 32.000 trường tư thục.