Ngành Tài Chính Ngân Hàng – 1 Số Bí Quyết Chọn Học Tốt Tài Chính

Rate this post

Ngành tài chính ngân hàng trước nay vẫn được coi là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích và quan tâm. Không ít phụ huynh và các bạn học sinh đang chuẩn bị bước chân vào cánh cửa Đại học chọn đây là bước đi chính trong chặng đường học tập 4 năm tới. 

Tài chính được định nghĩa là quản lý tiền và bao gồm các hoạt động như đầu tư, vay, cho vay, lập ngân sách, tiết kiệm và dự báo. Có ba loại tài chính chính: cá nhân , doanh nghiệp và công / chính phủ. 

Bài viết này của sẽ giải đáp về ngành đại học này trả lời câu hỏi tài chính là gì?

Ngành Tài Chính – Ngân Hàng Là Gì? 

Tài chính – ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế. (Theo http://dec.neu.edu.vn/)

 

Tài chính (hay còn đọc là tài chánh) là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. (Theo wikipedia )

Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Là Gì? 
Ngành Tài Chính – Ngân Hàng Là Gì?

Người thầy ngành tài chính :

Eugene F. Fama, người đoạt giải Nobel khoa học kinh tế năm 2013, được nhiều người công nhận là “cha đẻ của nền tài chính hiện đại.” Nghiên cứu của ông nổi tiếng trong cả cộng đồng học thuật và đầu tư.

Ông được xác định mạnh mẽ với nghiên cứu về thị trường, đặc biệt là giả thuyết thị trường hiệu quả. Ông tập trung nhiều nghiên cứu của mình vào mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng và những tác động của nó đối với việc quản lý danh mục đầu tư. Công việc của ông đã thay đổi cách nhìn nhận và tiến hành tài chính.

Hoạt động tài chính là gì?

Hoạt động tài chính là các sáng kiến ​​và giao dịch mà các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân thực hiện khi họ tìm cách tiếp tục các mục tiêu kinh tế của mình. Chúng là những hoạt động liên quan đến dòng tiền vào hoặc ra. Ví dụ bao gồm mua và bán sản phẩm (hoặc tài sản), phát hành cổ phiếu, bắt đầu cho vay và duy trì tài khoản.

Khi một công ty bán cổ phiếu và trả nợ, đây đều là những hoạt động tài chính. Tương tự như vậy, các cá nhân và chính phủ tham gia vào các hoạt động tài chính, chẳng hạn như cho vay và đánh thuế, những mục tiêu tiền tệ cụ thể hơn.

Xem Thêm : Kế Toán là gì Và 1 Số Điều Cần Biết Về Ngành Kế Toán?

 Học tài Chính Ngân Hàng ở Đâu :

Theo học ngành Tài chính ngân hàng, bạn được trang bị các môn học cụ thể như: Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…

Một số trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chú trọng đến đào tạo tiếng Anh, các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm… 

 Học tài Chính Ngân Hàng ở Đâu
Học tài Chính Ngân Hàng ở Đâu

Top 10 Trường đại học đạo tạo Tài Chính Ngân Hàng TP.HCM tốt nhất

  1. Đại Học Ngoại Thương TP.HCM 26.75
  2. Đại học Kinh tế TP.HCM 25.5
  3. Đại học Kinh tế Luật 24.75
  4. Đại học Quốc tế – ĐHQGHCM 24.5
  5. Đại học Ngân Hàng TP.HCM 22
  6. Đại Học Tài Chính Marketing 21.75
  7. Đai học Tôn Đức Thắng 21.5
  8. Đại Học Mở TPHCM 21
  9. Đại học Sài Gòn 21
  10. Đại học Kinh tế tài chính 17
Top 10 Trường đại học đạo tạo Tài Chính Ngân Hàng TP.HCM
Top 10 Trường đại học đạo tạo Tài Chính Ngân Hàng TP.HCM

Các loại bằng cấp chứng chỉ tài chính nên có

Những người theo đuổi lĩnh vực Tài chính – Đầu tư thật sự yêu thích công việc hoặc muốn tiến xa hơn nữa, sẽ dần nhận ra rằng, kim chỉ nam đưa họ đến với thành công chính là trang bị những chứng chỉ hành nghề được công nhận. Dưới đây là tổng kết một số thông tin chính của 10 chứng chỉ tài chính quốc tế hot nhất trên thế giới mà các bạn có thể theo đuổi.

Các loại bằng cấp chứng chỉ tài chính
Các loại bằng cấp chứng chỉ tài chính
  1. CFA® (Chartered Financial Analyst) – Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính 
  2. CPA (Certified Public Accountants) – Chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán
  3. FRM (Financial Risk Manager) – Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính
  4. CFP (Certified Financial Planner) – Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính
  5. CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
  6. ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) – Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc
  7. CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) – Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế
  8. ChFC (Chartered Financial Consultant) – Chứng chỉ tư vấn tài chính
  9. CMA (Certified Management Accountant) – Chứng chỉ Kế toán Quản trị 
  10. CMT (Chartered Market Technician) – Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường

Có nên học tài chính ngân hàng không?

Vậy sau khi đã biết ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất để dễ xin việc thì bạn có nên học ngành này không? Để hiểu hơn về vấn đề này, các phụ huynh và học sinh cần phải hiểu học ngành Tài chính ngân hàng là sẽ được học, trau dồi và bổ sung những kiến thức gì? Liệu kiến thức đó có phù hợp với sở thích và ước mơ của bạn hay không?

Về cơ bản, ngành Tài chính ngân hàng sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính và đầu tư trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ tại ngân hàng thương mại hiện đại; có kiến thức chuyên môn sâu về phân tích, dự báo về tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định và định hướng trong quản trị tài chính.

Ngoài ra, người học tài chính ngân hàng còn được rèn luyện về bản lĩnh, kỹ năng và khả năng tự nghiên cứu khi gặp các vấn đề mới, dám đối đầu và ứng biến nhạy bén trước những rủi ro phát sinh liên quan về tài chính, tiền tệ.

Xem Thêm : Ngành Marketing là gì? [Chia Sẽ] 1 Số Điều Cần Biết

Bí quyết giúp chinh phục các trường tài chính ngân hàng năm 2020

Như đã nói ở trên, ngành Tài chính ngân hàng là ngành học liên quan đến tài chính, tiền tệ và các tư duy liên quan đến vốn đầu tư thị trường. Để học tốt các kiến thức này đồng thời có được hứng thú khi học, các bạn học sinh cần có tư duy logic của Toán học, Vật lý, Hóa học cũng như là kiến thức về Ngoại ngữ để có thêm cơ hội trải nghiệm, học tập bằng các tài liệu nước ngoài. Các trường đại học hiện nay cũng chủ yếu tuyển ngành Tài chính ngân hàng theo các tổ hợp môn: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01),…

Chính vì thế, để chinh phục thành công ngưỡng cửa Đại học các trường có đào tạo ngành Tài chính ngân hàng, các bạn học sinh nên tập trung vào các môn học trên: Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn.

Các môn học này đều là những môn học phổ biến trong suốt 12 năm học của các bạn, kiến thức luôn được trau dồi qua từng năm nên các bạn học sinh cần phải tập trung, tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ mảng kiến thức nào, đặc biệt là những kiến thức trọng tâm trong 3 năm cấp III.

Đối với các môn Toán, Lý, Hóa, sự liên quan của 3 môn học này là rất mật thiết. Sự tính toán nhanh nhạy có được từ môn Toán sẽ giúp các bạn chinh phục 2 môn Lý, Hóa được dễ dàng hơn. Trong giai đoạn nước rút hiện nay – khi kỳ thi Đại học chỉ còn cách 3 tháng, các bạn học sinh nên tập trung vào việc luyện đề, bấm máy và lưu ý mức độ khó dễ của các câu hỏi để phân bổ thời gian cho hợp lý.

Đối với môn Văn, việc cố gắng học thuộc các bài văn sẽ không đem lại lợi ích nhiều, chưa kể nếu gặp vấn đề về tâm lý thì dù bạn có cố gắng học thuộc đến đâu cũng sẽ “uổng công vô ích”. Thay vì đó, các bạn hãy học bài theo dàn ý, cố gắng tập trung nghe giảng trên lớp để nắm bắt được những ý chính trong bài giảng của thầy cô, từ đó triển khai vào bài viết của mình một cách mạch lạc và trau chuốt hơn. Việc đọc thêm và tham khảo các bài viết hay trên Internet cũng là một gợi ý không tồi, các bạn không áp lực việc học thuộc văn mẫu thì trí sáng tạo trong các bài văn sẽ được thể hiện tốt và đánh giá cao hơn đấy!

Đối với môn Anh, ngoài việc luyện đề ra thì các bạn học sinh có thể học nghe, viết từ các nguồn học tiếng Anh trên mạng để trau dồi cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của mình. Việc trau dồi này không hề vô ích khi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học tiếng Anh thời đại học. Ngoài ra, nếu bạn có thể đạt được chứng chỉ IELTS trước khi vào Đại học thì cũng sẽ có cơ hội được miễn thi hoặc đối với một số trường, là sẽ được chuyển sang học năm 2 luôn đó nhé! Đây là cơ hội rất tốt mà các bạn học sinh nên nắm bắt đó!

Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống nên dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
  • Chuyên viên tài trợ thương mại;
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
  • Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng?

Cơ hội nghề nghiệp trong nghành tài chính là vô tận. Có rất nhiều vị trí khác nhau trong những mảng khác nhau của ngành tài chính để bạn lựa chọn.

Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:

         – Ngân hàng thương mại;

         – Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư, …)

         – Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương,  Cục Thuế, Hải quan;

         – Công ty kiểm toán;

         – Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán;

         – Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn

         – Phòng Kế hoạch – Tài chính của Các trường đại học, học viện, cao đẳng …