Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025 muộn nhất vào tháng 11.
Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu tại Hội nghị tổng kết năm học của TP HCM, sáng 16/8.
Ông Thưởng cho biết năm học tới cả nước tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, các thầy cô phải lưu ý trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá, theo quy định, hướng dẫn của Bộ.
“Bộ sẽ sớm ban hành quy chế thi tốt nghiệp, tuyển sinh, muộn nhất tháng 11. Những năm trước phải tháng 2, 3 mới có”, ông Thưởng nói. Ngoài ra, Bộ ban hành quy chế hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 công lập theo chương trình mới.
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 có nhiều điểm mới nên ông đề nghị lam bang dai hoc TP HCM tổ chức thi thử để học sinh và thầy cô, cán bộ quản lý không bỡ ngỡ.
Cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018), thay sách giáo khoa từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học này, chương trình mới sẽ áp dụng đến lớp 9 và 12.
Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi bốn môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
So với hiện nay, số môn thi giảm hai, số buổi thi giảm một. Đề thi Ngữ văn vẫn giữ hình thức tự luận. Các môn còn lại theo dạng trắc nghiệm với các câu hỏi chọn phương án đúng, đáp án đúng/sai và trả lời ngắn.
Theo khung kế hoạch năm học tới của Bộ, kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến được tổ chức trong hai ngày 26-27/6.
Đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp từ năm 2025
Đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi, xây dựng thư viện câu hỏi “mở”… là những điểm mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm tới.
Thông tin được nêu trong báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành hồi đầu tuần.
Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 gồm bốn môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Đề thi Ngữ văn vẫn giữ hình thức tự luận. Các môn còn lại theo dạng trắc nghiệm với các câu hỏi chọn phương án đúng, đáp án đúng/sai và trả lời ngắn.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Với nội dung hướng đến đánh giá năng lực học sinh theo chương trình mới, Bộ cho biết sẽ xây dựng thư viện câu hỏi thi có tính “mở”, huy động sự đóng góp từ mọi nguồn lực trong ngành.
Hàng nghìn giáo viên trong cả nước đã được tập huấn về quy trình, nghiệp vụ, cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong nước và Viện Khảo thí Mỹ (ETS). Các Sở Giáo dục và Đào tạo đang cho giáo viên xây dựng đề thi theo cấu trúc mới.
Từ đó, Bộ mời các chuyên gia lựa chọn để tạo đề thi, thử nghiệm tại các địa phương, sau đó lựa chọn những câu hỏi tốt bằng nguyên tắc khảo thí. Cuối cùng, Bộ kết hợp các góp ý để đưa chúng vào ngân hàng câu hỏi thi “đóng” (ngân hàng chuẩn hóa), làm cơ sở xây dựng đề thi cho các năm.
Về thời gian thi tốt nghiệp THPT, từ năm 2025, kỳ thi được tổ chức trong hai ngày với 3 buổi thi, thay vì 4 buổi như trước. Trong đó, một buổi thí sinh làm bài Ngữ văn, một buổi thi Toán và một buổi làm bài hai môn tự chọn.
Với 36 tổ hợp có hai môn tự chọn, Bộ nhận định đây là thách thức lớn cho công tác tổ chức thi.
Để sắp xếp phòng thi tối ưu, hạn chế việc thí sinh phải di chuyển nhiều, Bộ đưa ra nguyên tắc: “Các thí sinh dự thi cùng tổ hợp hai môn tự chọn sẽ được sắp xếp cùng một phòng thi”.
Theo đó, các địa phương khảo sát nguyện vọng môn thi của học sinh từ tháng 12 năm nay để xây dựng phương án và thử nghiệm.
Một điểm mới khác là việc vận chuyển, in sao đề thi sẽ qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ thay cho hình thức trực tiếp như hiện nay. Bộ không nêu chi tiết, song cho biết một số địa phương sẽ không phải chuyển đề bằng tàu cao tốc hay trực thăng ra các điểm thi trên đảo như thời gian qua.
Phương thức này đã được Bộ thử nghiệm trong kỳ thi chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế và khu vực hồi tháng 3, và sẽ tiếp tục áp dụng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (dự kiến vào tháng 12). Thời gian in sao đề thi khoảng 7-10 ngày.
Ngoài ra, Bộ xây dựng hệ thống phần mềm mới để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp từ năm sau.
Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) thi tốt nghiệp. Bộ cho biết sẽ kết hợp điểm thi và kết quả học tập cả quá trình theo tỷ lệ phù hợp để xét công nhận tốt nghiệp. Các đại học được khuyến khích sử dụng điểm kỳ thi này để tuyển sinh.