4 lãnh đạo và nhân viên tại 2 Trung tâm giáo dục thường xuyên ở Nam Định đã lợi dụng vị trí là quản lý của mình để câu kết làm giả nhiều học bạ THPT để cấp cho nhiều người nhằm hợp thức hóa bằng cấp.
Ngày 14-5, tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 cán bộ, giáo viên về tội “Giả mạo trong công tác”
Vụ án xảy ra tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nghĩa Tân (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Nghĩa Hưng) và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nam Trực (nay là Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nam Trực).
Những người bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Vũ Văn Tuế (SN 1958, nguyên Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nghĩa Hưng), Vũ Thị Hạnh (SN 1960, nguyên Tổ trưởng tổ Văn hóa thuộc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nghĩa Hưng), Đinh Quang Hòa (SN 1970, nguyên Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nam Trực giai đoạn 2009-2017, nay là Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nam Trực) và Trần Đăng Nghiêm (SN 1963, nguyên giáo viên bộ môn Toán thuộc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nam Trực).
Xem thêm :
Trường ngăn học sinh kém thi vào lớp 10 và Học viện Ngoại giao mở ngành
Mất bằng đại học có được cấp lại?
Tôi là giáo viên THPT công lập. Vừa qua, tôi bị mất bằng đại học, xin được hỏi thủ tục để được cấp lại bằng đại học được quy định như thế nào?
* Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 2 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/ 6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định: Bản chính văn bằng, chứng chỉ cấp một lần, không cấp lại.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, về nguyên tắc bạn sẽ không được cấp lại bằng tốt nghiệp đại học theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên bạn có thể làm thủ tục để được cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Trình tự, thủ tục cấp bản sao được quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Quy chế trên. Cụ thể:
– Về thủ tục yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:
– Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan quản lý sổ gốc qua bưu điện. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp.
– Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác.
– Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc qua bưu điện thì người yêu cầu phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều này.
– Về thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc:
– Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu. Nội dung bản sao văn bằng, chứng chỉ phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.
– Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ được thực hiện như sau: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu. Trong trường hợp yêu cầu được gửi qua bưu điện thì chậm nhất là trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của bưu điện), cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ phải gửi bản sao cho người yêu cầu.
– Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ phải trả lệ phí cấp bản sao và cước phí bưu điện (nếu yêu cầu gửi bản sao qua đường bưu điện) cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao. Lệ phí cấp bản sao thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Về cấp bản sao từ sổ gốc
Cơ quan, cơ sở giáo dục có thẩm quyền quy định tại điều 25 của Quy chế này mỗi lần cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đều phải ghi vào sổ và lưu trữ tại cơ quan, cơ sở giáo dục đó.
Tham Khảo Các Làm bằng đại học chính quy của dịch vụ chúng tôi tại trang chủ