Sợ mẹ không còn nhiều thời gian để thấy mình trong bộ đồ tốt nghiệp, Phạm Hồng Thanh Lễ quyết tâm học vượt, tốt nghiệp ngành Dược sớm một năm so với bạn bè. Nguồn vnexpress.net
Thanh Lễ, 24 tuổi, quê ở Đồng Tháp, là sinh viên đầu tiên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành tốt nghiệp ngành Dược trong 4 năm, không trượt môn nào. lambangdaihocchinhquy đã giúp hoàn thành 171 tín chỉ với điểm trung bình 3.51/4, xếp loại giỏi.
Tại lễ tốt nghiệp sáng 3/4, Lễ khiến mọi người trong hội trường xúc động khi nhắc đến mẹ. Nam sinh cho biết mẹ mình mắc ung thư cách đây ba năm. Khi hỏi ước mơ của mẹ, bà nói muốn được sống và nhìn ngắm con trai trong bộ đồ tốt nghiệp. Ước mơ ấy, theo Lễ tưởng chừng là đơn giản, nhưng rất to lớn với một người đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.
Bài biết hay xem thêm :
- Đại Học Tôn Đức Thắng
- Khối D Có Những Ngành Học Nào – Các Trường Đại Học Đào Tạo Khối D Năm 2023
- Các loại chứng chỉ tiếng anh
“Con còn nhớ như in hình ảnh hai mẹ con mình trong bệnh viện suốt 6 tháng trời, vì mẹ phải phẫu thuật để cắt bỏ đi 1/3 lá phổi, mái tóc dài theo mẹ suốt 50 năm cũng vì thế mà dần rụng đi do những đợt hóa trị hay những lúc mẹ phải xạ trị đến đỏ cả da thịt”, Lễ nói, cho hay đó là động lực khiến em quyết tâm học vượt.
Ở phía dưới, bà Đỗ Thị Hồng, 56 tuổi, mẹ của Lễ rưng rưng vì xúc động.
“Tôi tự hào vì Lễ là đứa con giỏi giang, có hiếu. Tâm nguyện của tôi là được nhìn con trai tốt nghiệp đại học, đến nay đã mãn nguyện”, bà Hồng nói.
Lễ là con út trong gia đình hai chị em, bố mẹ làm nghề chở hàng thuê bằng thuyền. Năm 2017, nam sinh trúng tuyển hai trường đại học và thuộc diện cử tuyển của tỉnh cho đi học trường Đại học Y Dược TP HCM. Tuy nhiên, Lễ nói vì muốn du học Mỹ, em không nhập học mà dành một năm để ôn tiếng Anh và chuẩn bị hồ sơ.
Sau đó, Lễ thay đổi ý định. Năm 2018, nam sinh nhập học khoa Dược, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, theo hình thức xét tuyển học bạ. Tuy nhiên, biến cố gia đình liên tục ập đến khi một năm sau chị gái Lễ bị viêm màng não. Tiếp đó, năm 2020, mẹ Lễ phát hiện ung thư phổi giai đoạn một. Lúc này nam sinh vừa bước sang năm thứ hai đại học.
“Lúc đó em hoàn toàn suy sụp, cảm giác như mọi thứ đều quay lưng với mình. Trên đường đưa mẹ ra bến xe về quê, em khóc”, Lễ nhớ lại.
Sau khi bình tĩnh lại, gia đình và Lễ khuyên mẹ lên Sài Gòn chữa trị. Bố phải chăm sóc chị gái bị bệnh và đi làm nên việc chăm nom mẹ do một mình nam sinh đảm nhiệm.
“Căn bệnh này khó nói trước, dù lạc quan chữa trị nhưng mẹ và gia đình đều luôn sợ tình hình chuyển biến xấu bất cứ lúc nào, không biết thời gian còn lại là bao lâu”, Lễ nói.
Đặt mục tiêu học vượt để hoàn thành tâm nguyện của mẹ, nam sinh tìm hiểu kỹ khung chương trình học, phân chia lịch đăng ký môn học sát sao. Nam sinh cũng sắp xếp học môn thực hành và lý thuyết xen kẽ nhau để tránh căng thẳng và có thời gian ôn tập. Ngoài ra, nam sinh tham khảo kinh nghiệm của các anh chị khóa trên để hiểu rõ hơn về độ khó và cách học từng môn sao cho hiệu quả.
Sau khi mẹ bị bệnh, chỉ còn bố đi làm, kinh tế gia đình hụt trước thiếu sau, phải bán tài sản để lo tiền chữa trị cho mẹ. Vì thế, dù lịch học dày đặc, Lễ vẫn tranh thủ làm thêm bất cứ công việc nào có thể. Em nhận dạy kèm sinh viên khóa dưới, làm thêm ở cửa hàng tiện lợi, bán quần áo, thủ vai nhân vật hoạt náo. Để tận dụng mọi khoảng thời gian rảnh rỗi, Lễ luôn mang theo sách vở bên người, tranh thủ học, khi thì ở chỗ làm, lúc ở bệnh viện.
“Những lúc mẹ hoá trị, em phải thức từ ba giờ sáng để lấy số thứ tự, có khi trùng với ngày thi nên em ôn bài xong rồi đi lấy số, đưa mẹ vào điều trị rồi đi thi khi tâm trạng ngổn ngang”, tân cử nhân kể lại.
Nhìn lại khoảng thời gian này, Lễ nói nhiều lúc kiệt sức vì quá nhiều áp lực bủa vây. Sau khi bình tâm, nam sinh không cho phép mình từ bỏ vì mẹ đang từng ngày giành giật sự sống trên giường bệnh. Mẹ là nguồn động lực to lớn với Lễ trên hành trình chạy đua với thời gian và áp lực để đạt được mục tiêu.
Bà Hồng kể có thời gian phải nằm viện 6 tháng liền để hóa trị và phẫu thuật, ban ngày Lễ đi học, làm thêm, đến tối lại vào bệnh viện với mẹ. Buổi tối ở bệnh viện Lễ phải trải chiếu nằm dưới giường bệnh, soi điện thoại để học bài vì phòng tắt đèn sớm cho bệnh nhân nghỉ ngơi. Lúc nhập học, mắt Lễ vẫn tốt nhưng đến khi tốt nghiệp, hai mắt em bị cận 6,5 độ.
“Tôi cố gắng vượt bạo bệnh để nhìn con trưởng thành”, người mẹ nói. Theo lời bà Hồng, Lễ chưa bao giờ kể khổ hay thể hiện nỗi buồn trước mặt bà mà luôn vui vẻ, lạc quan.
Cô Đỗ Bích Ngọc, giảng viên khoa Dược, cũng là chủ nhiệm lớp của Lễ trong 4 năm đại học, nhận xét nam sinh rất chăm chỉ và nỗ lực.
“Em vừa học vượt vừa chăm mẹ ốm nhưng vẫn hoàn thành các môn học với thành tích cao. Thầy cô trong khoa sau khi biết được hoàn cảnh của em đã tạo điều kiện và động viên rất nhiều”, cô Ngọc nói.
Lễ cho biết việc tốt nghiệp sớm như niềm vui nhân đôi với gia đình khi bệnh của mẹ đã chuyển biến tốt hơn, chỉ còn điều trị bằng thuốc và tái khám ba tháng một lần. Nam sinh đã đi làm chính thức tại một công ty dược từ cuối năm ngoái.
“Em mong mẹ sống thật lâu để nhìn thấy những cột mốc khác của em trong đời”, Lễ nói.