Lê Phạm Nguyệt Thương tốt nghiệp loại giỏi đồng thời hai ngành là công nghệ sinh học và ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Trong số 712 tân cử nhân và tân kỹ sư tốt nghiệp năm 2021 của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), có tân kỹ sư Lê Phạm Nguyệt Thương, khoa công nghệ sinh học, đã xuất sắc tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc hai ngành khác nhau, nhận hai bằng kỹ sư ngành công nghệ sinh học, và logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Cả 2 ngành học nữ sinh này đều đạt trên 82/100 điểm .
Bốn năm trước đây, Nguyệt Thương chọn ngành công nghệ sinh học để đăng ký lam bang dai hoc . Nguyệt Thương cho biết khi học phổ thông, bạn cũng có chút bối rối trong việc chọn ngành nghề nên đã tìm hiểu rất kỹ nhiều ngành học, xu hướng thị trường lao động để đưa ra quyết định.
Sau đó, bạn đã quyết định chọn ngành công nghệ sinh học. Nhờ chọn đúng ngành học mình yêu thích nên việc học của Thương rất thuận lợi, có động lực học tập nên kết quả thi các môn đều đạt điểm cao.
“Khi là sinh viên năm 3, đang học ngành công nghệ sinh học, lúc đó chỉ còn vài môn, tôi thử vô lớp logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thời điểm đó đây là ngành học mới vô cùng hấp dẫn để ‘học chui’ thử xem sao.
Trong tiết học này, mình thấy những kiến thức về chuỗi cung ứng khá thú vị nên tìm tòi và thấy ngành này sẽ giúp ích cho ngành công nghệ sinh học trong việc bảo quản, lưu thông các chế phẩm sinh học. Lúc đó, trường mở chương trình song ngành nên tôi chọn học thêm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng”, Thương chia sẻ.
Học cùng lúc cả hai ngành mình yêu thích, được thỏa chí đam mê nên dù số môn học nhiều hơn nhưng Thương vẫn học tốt và còn thường xuyên đến phòng thí nghiệm của khoa để nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nhờ có phương pháp học, phân bổ thời gian hợp lý nên Nguyệt Thương đều ghi điểm cao ở các môn thi.
Nguyệt Thương cho biết thêm: “Nhờ đăng ký số tín chỉ mỗi học kỳ nhiều nên mình tích lũy số tín chỉ môn học nhiều hơn nhưng không kéo dài thêm thời gian. Hiện tại, tôi đang làm việc trong lĩnh vực logistics (mảng lập kế hoạch) tại một công ty về mỹ phẩm của nước ngoài.
Nhờ có kiến thức về công nghệ sinh học nên mình dễ dàng trong việc tìm hiểu về ngành mỹ phẩm và áp dụng kiến thức logistics vào công việc nên rất thuận lợi”.
405 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư
Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết có 42 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư và 363 người đạt phó giáo sư năm 2021.
Kết quả này được đưa ra sau buổi họp, thảo luận bỏ phiếu ngày 12/3. So với số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ ban đầu tại các Hội đồng Giáo sư cơ sở, danh sách cuối cùng giảm 46 người. Hiện thông tin cụ thể về tân giáo sư, phó giáo sư chưa được công bố.
Sáng 13/3, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho biết các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được công khai trên website vào đầu tuần tới.
Năm 2021 là năm thứ ba thực hiện xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo Quyết định 37/2018 của Thủ tướng với những tiêu chuẩn cao hơn trước đây. Một điểm mới rất lớn là ứng viên bắt buộc phải có “bài báo khoa học quốc tế” thay vì chỉ quy định chung là bài báo hay đề tài nghiên cứu khoa học như trước. Ứng viên giáo sư phải là tác giả chính của ít nhất năm bài báo khoa học quốc tế, phó giáo sư ba bài đăng trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus hoặc danh mục khác do Hội đồng Nhà nước quyết định.
Quy định này đã khiến nhiều ứng viên không vượt qua xét duyệt. Dù Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ban hành danh mục những nhà xuất bản uy tín, nhiều đại học cũng cảnh báo về các tạp chí làm bằng đại học chất lượng, một số ứng viên vẫn đăng bài trên các tạp chí không uy tín nhằm có đủ số lượng.
Tương tự năm ngoái, năm nay, nhiều ứng viên bị phản ánh về vấn đề này. Nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành kinh tế bị đánh giá chất lượng bài báo rất thấp, liên tục đăng bài trên các tạp chí mạo danh.
Ông Tuấn cho hay tại cuộc họp ngày 12/3, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã thảo luận, xem xét kỹ lưỡng về các ứng viên có đơn thư tố cáo. Theo đó, 10 ứng viên không được đưa vào vòng bỏ phiếu cuối cùng.
Việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư được thực hiện mỗi năm một lần, riêng năm 2018 không xét do không đủ thời gian chuẩn bị triển khai theo quy định mới của Thủ tướng. Thông thường, danh sách giáo sư, phó giáo sư sẽ được công bố vào tháng 11-12 hàng năm. Tuy nhiên năm 2021, do ảnh hưởng của Covid-19, thời gian nhận hồ sơ từ ứng viên bị lùi lại.
Theo kế hoạch cũ, trong khoảng 21-28/2, Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ họp để xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021. Nhưng ngay trước thời điểm này, Hội đồng nhận được nhiều đơn thư phản ánh về ứng viên nên cuộc họp phải lùi tiếp đến hôm qua để các ngành/ liên ngành có thời gian kiểm tra, xem xét lại.