Xác minh việc trường ngăn học sinh kém thi vào lớp 10
Sở Hà Nội và Bộ Giáo dục và https://lambangdaihocchinhquy.com.vn đang xác minh thông tin một số trường THCS yêu cầu học sinh kém phải chuyển trường hoặc cam kết không thi vào lớp 10.
Từ tối 19/4, nhiều diễn đàn phản ánh về việc một số trường THCS ở Hà Nội vận động, thậm chí yêu cầu học sinh lớp 9 có học lực kém phải chuyển sang trường tư hoặc cam kết không thi vào lớp 10 công lập.
Thông tin được đưa ra vào thời điểm các trường THCS đang tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi vào lớp 10, được tổ chức giữa tháng 6.
Dù các phản ánh không đề cập đến trường học nào cụ thể, nhiều phụ huynh xác nhận “từng rơi vào trường hợp này”. Lý do nhà trường đưa ra là nếu học sinh trượt lớp 10 THPT công lập, trường và giáo viên dạy bị ảnh hưởng đến xếp loại. Học sinh THCS sẽ được xét tốt nghiệp, không cần thi nên kết quả thi vào lớp 10 của các em là một trong những tiêu chí đánh giá trường và giáo viên dạy lớp 9.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết Sở đang xác minh nội dung phản ánh trên và sẽ phản hồi chính thức. Tương tự, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các đơn vị chức năng và địa phương làm rõ, xử lý nghiêm nếu có tình trạng trên. Bộ đồng thời kêu gọi những người liên quan gửi thêm thông tin và bằng chứng về việc này, nhằm nhanh chóng làm rõ sự việc.
Luật Trẻ em 2016, điều 16 mục 1 quy định trẻ em dưới 16 tuổi có quyền được giáo dục, học tập, được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục, được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Sau bậc THCS, học sinh có hai lựa chọn: tiếp tục con đường học vấn, vào các trường THPT hoặc theo hướng học nghề. Năm nay, khoảng 129.000 học sinh được xét tốt nghiệp THCS. hơn 104.000 em trong số đó đăng ký xét tuyển vào THPT (với 77.000 chỉ tiêu công lập và 27.000 chỉ tiêu tư thục). 25.000 em còn lại sẽ học giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Học viện Ngoại giao mở hai ngành mới, tăng mạnh chỉ tiêu
Năm nay, Học viện Ngoại giao tuyển 2.200 sinh viên, tăng 650 so với mức 1.550 của năm ngoái và gấp hơn bốn lần chỉ tiêu 500 năm 2020.
Tối 19/4, Học viện Ngoại giao công bố chỉ tiêu và các ngành dự kiến đào tạo. Trong hai năm liên tiếp, trường đều tăng mạnh chỉ tiêu và mở rộng ngành đào tạo.
Năm nay, mỗi ngành Quan hệ Quốc tế, Truyền thông quốc tế tuyển 500 sinh viên – bằng chỉ tiêu của cả trường năm 2020 trở về trước. Kế đó, Kinh tế quốc tế tuyển 250, Luật quốc tế, Ngôn ngữ Anh và Kinh doanh quốc tế, mỗi ngành 200.
Ngoài sáu ngành này, Học viện Ngoại giao mở thêm hai ngành mới là Luật thương mại quốc tế, tuyển 100 sinh viên, và Châu Á – Thái Bình Dương học (gồm Hoa Kỳ học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học), tuyển 250 sinh viên.
Trường dự kiến áp dụng năm phương thức tuyển sinh. Trong đó, xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và học bạ chiếm tỷ lệ nhiều nhất – 52%, tương đương 1.143 chỉ tiêu. Phương thức này yêu cầu thí sinh có một trong các chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên (hoặc tương đương) – áp dụng với tiếng Anh, DELF-B1 (tiếng Pháp), HSK 4 (tiếng Trung), Topik 3 (tiếng Hàn), N3 (Nhật Bản); đồng thời đạt điểm trung bình của ba học kỳ (trừ kỳ II lớp 12) tối thiểu 8.
làm bằng đại học Phương thức thứ hai là xét tuyển học bạ, chỉ dùng với học sinh trường chuyên hoặc đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, tham gia các kỳ thi cấp quốc gia. Điều kiện về điểm học bạ tương đương với phương thức xét tuyển kết hợp. Trường dành 15% chỉ tiêu cho phương thức này.
Học viện Ngoại giao còn kết hợp xét điểm học bạ và phỏng vấn thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT ở nước ngoài hoặc có thời gian ở nước ngoài; có năng lực, thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học… hoặc đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế. Điều kiện về ngoại ngữ tương đương phương thức xét tuyển kết hợp. Chỉ tiêu cho phương thức này là 5%.
Học viện Ngoại giao vẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (3%), xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 (25%).
Trường chấp nhận các tổ hợp gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Năm ngoái, Học viện Ngoại giao lấy điểm chuẩn thấp nhất 27, tăng gần 2 điểm so với năm 2020.
Cả 5 ngành tính theo thang 30 đều lấy điểm chuẩn từ 27 trở lên. Trong đó, Truyền thông quốc tế – 27,9, kế đó là Quan hệ quốc tế 27,6. Ngành Ngôn ngữ Anh tính theo thang 40, điểm chuẩn là 36,9.